Vụ hè thu năm 2015, Nhà máy sản xuất Phân bón Sao Nông trực thuộc Công ty CP Sản xuất và Thương mại Tổng hợp Cường Phát đã tiến hành xây dựng mô hình trình diễn phân bón nhằm đánh giá hiệu quả của việc áp dụng phân bón NPK 7-8-3 (bón lót) và NKS 15-10-8 (bón thúc) cho cây lúa.
“Vụ mùa năm nay, có mô hình sử dụng phân bón Sao Nông về đây, gia đình tôi và nhiều hộ gia đình khác đã thu được năng suất lúa cao hơn các năm trước, lại đỡ tốn chi phí thuốc BVTV”, theo lời bà Lê Thị Liên, nông dân thôn 8, xã Tân Phúc, huyện Nông Cống – hộ gia đình tham gia mô hình trình diễn sử dụng phân bón Sao Nông cho lúa vụ mùa 2015.
Để đánh giá tác động của phân bón NPK Sao Nông đối với lúa trên vùng sinh thái khác nhau tại Thanh Hóa, đồng thời chủ động nguồn phân bón có chất lượng cung ứng cho nông dân, vụ Hè – thu năm 2015 Nhà máy sản xuất Phân bón Sao Nông tiến hành xây dựng mô hình trình diễn phân bón NPK 7-8-3 (bón lót) và NKS 15-10-8 (bón thúc) trên lúa tại 4 điểm thuộc 4 huyện, gồm: Xã Xuân Vinh (Thọ Xuân), xã Triêu Dương (Tĩnh Gia), xã Quảng Yên (Quảng Xương) và xã Tân Phúc (Nông Cống).
Công thức bón như sau:
Bón lót: Phân chuồng 200 – 300 kg/sào; NPK 7-8-3: 25 kg/sào;
Bón đẻ nhánh: NKS 15-10-8 là 10 kg/sào;
Bón đón đòng: NKS 15-10-8 là 8 kg/sào;
Bón đối chứng theo tập quán bón thông thường của địa phương.
Trong suốt quá trình thực hiện mô hình, phòng kỹ thuật kết hợp với BGĐ của công ty tổ chức chỉ đạo, theo dõi, đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa, hướng dẫn bà con nông dân bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật.
– Ở giai đoạn mạ: Các giống trong mô hình và ngoài mô hình đều giống nhau, mạ khỏe, sức sinh trưởng tốt.
– Giai đoạn lúa cấy: Các giống lúa ở mô hình đẻ nhánh sớm, tập trung, lá xanh đẹp, lúa trỗ nhanh, gọn; các giống đối chứng đẻ nhánh không tập trung, lá xanh đậm hơn, thời gian lúa trỗ dài hơn, nhiều bông hơn nhưng tỷ lệ bông có số hạt dưới 100 hạt nhiều hơn, tỷ lệ lép cao hơn, số hạt chắc ít hơn.
– Sâu bệnh: Các mô hình mức độ sâu bệnh đều nhiễm nhẹ hơn so với đối chứng, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ và rầy nâu.
– Về năng suất: Mô hình sử dụng phân bón Sao Nông đều có các chỉ tiêu yếu tố cấu thành năng suất và năng suất tăng so với các ruộng sử dụng phân đơn. Mức năng suất thực thu cuối cùng của các mô hình bón phân Sao Nông so với phân đơn là 25 – 30 kg thóc.
– Về chi phí: Chi phí cho SX của ruộng mô hình đều thấp hơn so với ruộng đối chứng, giá trị thu được tăng hơn trên 1 ha. Giảm công lao động (2 lần phun thuốc BVTV).
Theo dõi trên giống lúa tại 4 địa điểm nêu trên cho thấy trên nền phân bón Sao Nông, cây lúa phát triển cân đối, cứng, bộ lá khỏe, lúa đẻ tập trung hơn và tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao hơn so với ruộng đối chứng. Số nhánh đẻ tối đa đếm được bình quân tương đương ở cả nền dùng phân bón Sao Nông và đối chứng, nhưng tỷ lệ hữu hiệu ở nền phân bón Sao Nông cao hơn so với đối chứng.
Trên nền phân bón NPK Sao Nông cây lúa có sức chống chịu sâu bệnh hại ngoài đồng ruộng khá hơn, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ và rầy.
Kết quả cho thấy: Mô hình sử dụng phân bón Sao Nông đều có các chỉ tiêu yếu tố cấu thành năng suất và năng suất tăng so với các ruộng sử dụng phân đơn. Mức tăng năng suất thực thu cuối cùng của mô hình bón phân bón Sao Nông so với phân đơn là 25 – 30 kg thóc.
Xem thêm: