Hướng dẫn phương pháp ghép và cách chăm sóc sau khi ghép một số cây ăn quả: cam quýt, cây nhãn, cây vải
Lấy cành ghép vào mùa Xuân và Thu, cành 1 tuổi khoẻ, không sâu bệnh. Cắt sành xong phải bó ngay giữ ẩm và tiến hành ghép càng sớm càng tốt.
1. Cam quýt
Trồng và tuyển chọn gốc ghép.
1- Quýt hôi là gốc ghép cho quýt ngọt. Cây ghép có tán thấp, mau ra quả, năng suất cao, phẩm chất tốt, chịu lạnh, chịu hạn, chống bệnh thối gốc.
2- Quýt hồng (Phúc Kiến) là gốc ghép cho quýt Phúc Kiến, cam. Phát triển khỏe chịu lạnh, chịu hạn, năng suất cao, chậm ra quả.
3- Quýt chua thích hợp cho quýt Phúc Kiến. Phát triển trung bình, bộ rễ khỏe, thích ứng với nhiều loại đất, năng suất cao.
4- Bưởi rất thích hợp cho bưởi Văn Đán, bưởi Bình Sơn, quýt ngọt, sinh trưởng nhanh, chịu đất kiềm, khả năng thích ứng cao.
Thời gian thu hạt: Từ tháng 8 đến tháng 12. Hạt phải rửa ngay bằng nước sạch, chọn hạt mập, để nơi râm mát, thoáng. Phơi dưới nắng nhẹ trong vài giờ.
Trước khi gieo nên ngâm trong nước 45°C khoảng 10 phút, sau ngâm trong nước 56°C trong 50 phút (luôn giữ 56°C). Không được ngâm hạt non, hạt chưa phơi trong bóng râm vào nước 56°C.
Gieo vào mùa Xuân, mùa Thu. Gieo vãi vào mặt đất làm kỹ và lên luống, lấp đất bột 1-1,5cm rồi phủ rác khô. Khi cây nhú 50-60% thì bỏ rác. Tưới đều và sau tưới nước giải pha loãng.
Mùa Xuân và Thu có thể di dời cây con để trồng với khoảng cách 17x23cm, tức là cứ 1m2 trồng 25-26 cây.
Lấy cành ghép vào mùa Xuân và Thu, cành 1 tuổi khoẻ, không sâu bệnh. Cắt sành xong phải bó ngay giữ ẩm và tiến hành ghép càng sớm càng tốt.
Phương pháp ghép: Ghép áp mầm đơn, ghép bụng mầm đơn, ghép phiến mầm. Do hình cam quýt có hình ba cạnh nên khi cắt cành ghép cần chọn phần cành rộng, bằng để cắt mặt cắt dài của cành ghép.
Chăm sóc sau khi ghép.
Kiểm tra tỷ lệ ghép sống: sau khi ghép 25-20 ngày thì kiểm tra ghép bổ sung; những cây ghép có mầm ghép biến màu nâu xám, khô thì tiến hành ghép lại; những cây mắt ghép sống thì tiến hành cắt ngọn gốc ghép cách mầm ghép 1-1,5cm cưa nghiêng 30-45°C. Khi mầm ghép phát triển, phải cắt hết mầm ở góc cây ghép.
Khi cây non phát triển đến độ cao nhất định thì cắt ngọn để cố định thân, cắt ngọn ở độ cao 25-30cm, đồng thời bỏ các cành mọc không cần thiết. Khi các cành dài 6-8cm thì chọn các cành khỏe để làm cành chính.
Tiến hành tưới, bón và trừ sâu.
2. Nhãn
Trồng cây gốc ghép: thu giống gốc ghép ở những cây khỏe, khả năng thích ứng cao, hạt mẩy. Thu hạt trước và sau Bạch Lộ. Hạt cần được rửa nhẹ và để sạch cùi và có thể gieo ngay, không nên phơi hạt và để lâu quá một tuần. Trước khi gieo có thể trộn hạt với cát mịn chứa 5% nước, có nhiệt độ 25°C để thúc mầm. Sau 3-5 ngày, phôi mầm nhú 0,5-1cm thì đem gieo. Giống gốc ghép cho nhãn là nhãn. Gieo hạt theo hốc cách nhau 20-25cm, cần làm cho hạt chìm sâu xuống đất. Sau đó rải đất nung, cát mịn lên trên, phủ rơm rác thô.
Khi hạt nảy mầm nhú lên thì dần dần dỡ bỏ rơm rác đi. Lúc cây có 4 lá thật thì tưới nước phân pha loãng 2 lần 1 tháng, đồng thời dùng dao sắc cắt rễ cọc cách thân 3,5-4cm, để rễ nhánh phát triển. Năm sau, vào thời gian tiết Thanh minh tới Cốc vụ, khi các cành đã chắc thì có thể di dời đi trồng với mật độ 20x30cm/1 cây. Tưới liên tục trong 7-10 ngày. Sau đó chăm sóc 1-2 năm và tiến hành ghép.
Cành ghép có đường kính 1-1,5cm có vỏ màu hồng, là khúc giữa của cành 1-2 tuổi. Trước khi ghép 20-30 ngày, tiến hành cắt khoanh vỏ tại phần gốc của cành ghép, cắt bớt ngọn, bỏ hoa để tăng cường tích lũy trong cành ghép các chất dinh dưỡng dự trữ.
Thời gian và cách ghép: dùng cách ghép phiến mầm, ghép hình lưỡi, ghép áp, ghép bụng, ghép chắc, ghép nêm.
Ghép hình lưỡi vào mùa Xuân, ghép cách mặt đất 40cm. Mỗi đoạn ghép dài 4-5cm có 2 mắt mầm.
Ghép phiến mầm từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 10, thích hợp nhất là tháng 4 tháng 6, 9. Vị trí ghép cao 10-20cm. Miệng ghép rộng 0,8-1,2cm, dài 3-4cm. Phiến mầm nhỏ hơn và tách bỏ phần gỗ. Buộc để lộ mầm.
Ghép nêm vào giữa mùa Xuân đến đầu mùa Hạ, tốt nhất là khoảng từ tiết Thanh minh đến Cốc vụ. Cắt cây gốc ghép cao 1m hoặc có thể ghép ở nhiều cành chính nếu là cây to. Nếu ghép ở nhiều cành thì cần giữ 1 cành ở nơi thấp hơn để điều tiết nước.
Khi ghép phải cắt phẳng gốc ghép, dùng cưa tay cưa 1 đến 4 nhát tại miệng cắt, trong rộng ngoài hẹp có hình mãng lõm. Dùng dao cắt phẳng hai bên. Hình nêm rộng 1cm dài 5-7cm, phần trên ăn sâu vào gỗ 2-3cm. Cành ghép dài 10-12cm sau khi ghép bao bọc bằng mảnh nilon rộng 3cm dài 0,5-0,7m và buộc lại bằng dây nilon.
Chăm sóc: Nếu ghép hình lưỡi thì sau 15-40 ngày, cành ghép phát triển, cần cắt bỏ các cành dại ở gốc ghép. Nếu ghép không sống, cần ghép bổ sung ngay.
Ghép phiến mầm thì sau 30-40 ngày, nếu ghép sống, mới có thể cởi bỏ nilon. Sau một tuần nữa, đã chắc chắn ghép sống thì cắt gốc ghép ở phía trên vị trí ghép 3-4cm. Tiến hành chăm sóc, bón phân và cắt bỏ các mầm dại để cây tập trung nuôi phần ghép.
3. Cây vải
Trồng gốc ghép. Cây gốc ghép cho vải tốt nhất là cây cùng họ (vải chua…), lấy hạt chín già. Rửa sạch nhẹ nhàng, chọn hạt mẩy rồi đem gieo; có thể ủ thúc mầm trong các ẩm.
Làm luống đất, bón lót. Luống rộng 1m, cao 20-25cm rãnh rộng 30cm gieo theo rạch cách nhau 20-25cm hoặc gieo thời vụ cách nhau 10cm. Lấp đất bột và phủ rơm rác khô.
Chăm sóc đầy đủ để cây mọc khỏe, mập
Sau khi gieo 1-2 tuần, mầm cao 10cm, cần tỉa mầm yếu. Sau 2 tháng, đối với cây có cành, cần điều chỉnh khoảng cách giữa các cây non. Nếu di dời đi trồng, thì khoảng cách giữa các cây là 20-25cm. Cắt bỏ bớt lá, chỉ để một số lá ở đỉnh cây. Tưới và che mát cho cây. Khi cây có đường kính ở gốc từ 0,8cm trở lên, thì có thể tiến hành ghép.
Cành ghép chọn ở cây có nhiều ưu điểm, ở đó lấy cành 1-2 năm tuổi, có gỗ, mầm khỏe, vỏ trơn, độ lớn tương ứng với gốc ghép. Nếu cây gốc ghép to, có thể chọn cành ghép 2-3 năm tuổi. Ghép trên cây to có thể lấy cành của cây 3-4 năm tuổi. Trước khi ghép 2-3 tuần, có thể cắt khoanh vỏ ở phần gốc cành ghép để tập trung dinh dưỡng cho phần cành ghép.
Phương pháp và thời gian ghép. Thường dùng cách ghép mầm và ghép cành cho vải và ghép vào tháng 4, 5 và tháng 9, 10 khi vỏ gốc ghép dễ tách vỏ.
Các thao tác ghép phải nhanh, chính xác để giảm thiểu sự oxy hóa ta-nanh tại miệng vết thương. Đảm bảo đủ ẩm cho vết ghép, do đó phải buộc kín cành ghép và miệng ghép, có thể dùng sáp bôi lên cành ghép, nên buộc thêm một lớp giấy bên ngoài để che nắng.
Chăm sóc gồm cắt cây cây gốc ghép (nếu mắt ghép sống) hoặc ghép bổ sung (nếu mắt ghép không sống). Khi cây non mọc 30cm thì ngắt ngọn, giữ lại 3-5 cành để nuôi thành cành chính. Cây vải non 1 năm tuổi có thể có 4-5 cành. Cần bón phân khi cây non ra cành mới. Tiến hành phun thuốc trừ sâu bệnh khi cần thiết.
Xem thêm: