Kỹ thuật bón phân cho cây Ngô

Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh của cây ngô

Cây ngô là cây lương thực thích hợp loại khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới. Nhiệt độ thích hợp để ngô sinh trưởng và phát triển là 25-300C, dưới 130C cầy ngừng sinh trưởng và trên 350C cây sinh trưởng kém. Một cây ngô có thể bốc thoát từ 2 – 4 lít nước/ngày. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển 1 ha ngô bốc thoát khoảng 1800 tấn nước tương đương với lượng nước mưa khoảng 175mm.
Cây ngô là loại cây hằng năm, thời gian sinh trưởng 90-160 ngày tùy vào mùa vụ và từng giống. Thích hợp với đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ màu mỡ cao, dễ thoát nước, tầng canh tác dày, độ pH: 6-7. Có thể trồng quanh năm trong đều kiện có đủ nước tưới. Mật độ trồng thích hợp đối với giống ngắn ngày mật độ từ 60-70 ngàn/ha, giống trung ngày 55-60 ngàn cây/ha và giống dài ngày 50-55 ngàn cây/ha. Giống phổ biến là các giống có thời gian sinh trưởng ngắn 90-105 ngày (thích hợp vùng đồng bằng) trồng 2-3 vụ trong năm và các giống trung ngày 115-120 ngày thích hợp các vùng cao trồng trên đồi dốc 1 vụ/năm.

Nhu cầu dinh dưỡng

Cây ngô hút nhiều đạm, ka li và lân. Lượng dinh dưỡng cây lấy đi tùy thuộc vào năng suất.
Để tạo ra được 1 tấn hạt ngô lượng dinh dưỡng cây ngô lấy đi từ đất: 22.3kg N; 8.2 kg P2O5 và 12.2 K2O. Lượng phân hao hụt để tạo ra 1 tấn hạt ngô là 33.9kg N; 14.5 kg P2O5 và 17.2 K2O. Tỷ lệ nhu cầu dinh dưỡng cây ngô là 1:0.35:0.45.

Kỹ thuật bón phân

Ở bất kỳ loại đất nào, đối với ngô đạm (N) là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất.Cần bón phối hợp cân đối phân hữu cơ và phân vô cơ cho ngô vì phân hữu cơ ngoài tác dụng cung cấp một phần dinh dưỡng còn cải thiện tính chất vật lý của đất làm cây sinh trưởng tốt hơn. Trong trồng ngô cũng cần quan tâm bón thường xuyên các dạng phân chứa S như supe lân và sử dụng phân vi lượng Zn cho ngô để đảm bảo cho ngô năng suất cao, phẩm chất tốt. Trên đất nghèo dinh dưỡng như đất xám, đất cát cần bón nhiều lân và kali hơn đất phù sa, đất đỏ bazan. Trên đất bạc màu, đất xám, đất cát bón phân kali có tác dụng tăng năng suất rõ rệt
Lượng phân bón cho ngô lai dao động từ 100 – 250 kg N, 40 – 70 kg P2O5 và 30 – 60 kg K2O/ ha. Đối với các giống bắp địa phương lượng phân đạm chỉ 50 – 100 kg N.  Để đạt năng suất ngô trên 6 tấn/ha cần bón khoảng 150 kg N + 60 kg P2O5 + 100 kg K2O, chia làm các lần bón như sau:
– Bón lót
+ Phân chuồng: bón phân chuồng với khối lượng 10 tấn/ha
+ Bón NPK-S 5.10.3-8 Sao Nông hoặc NPK 7.8.3 Sao Nông, lượng bón 20-25 kg/sào 360m2, 25-30 kg/sào 500m2.
Cách bón: Có 2 cách bón lót như sau:
+ Bón rải đều phân trên ruộng sau đó bừa kỹ: có ưu điểm là nhanh, đỡ tốn công nhưng phân không tập trung vào gốc, tác dụng của phân chậm, hiệu quả thấp.
+ Bón phân theo hàng: là hình thức bón phân sau khi làm đất xong, phân được rải xuống đáy rạch đã rạch trước thành hàng, rồi lấp nhẹ một lớp đất bột trước khi tra hạt giống. Bón theo cách này, phân được bón tập trung gần gốc ngô nên nhanh phát huy tác dụng nhưng tốn công và chậm. Nếu để hạt giống bị tiếp xúc trực tiếp với phân khoáng có thể gây xót hạt, thối mầm và chết.
– Bón thúc:
+ Bón thúc lần 1: Sử dụng NPK-S Cây Ngô khi cây có 4 – 5 lá thật. Lượng bón: 10-15 kg/sào 360m2, 15-20 kg/sào 500m2.

+ Cách bón: Bón cách gốc 5-10 cm, kết hợp xới xáo vun cao luống, sau khi bón phải lấp đất ngay. Nếu đất khô có thể hòa phân vào nước để tưới cho cây ngô.

+ Bón thúc lần 2: Sử dụng NPK-S Cây Ngô khi cây có 8-9 lá. Lượng bón 7-12 kg/sào 360m2, 10-15 kg/sào 500m2.

+ Cách bón: Bón cách xa gốc 10-15 cm, kết hợp xới xáo vun cao luống để tránh đổ cây hoặc hòa loãng vào nước để tưới cho ngô.

Giới thiệu phân bón Sao Nông sử dụng cho cây ngô

NPK-S Cây Ngô

Thành phần:

– Đạm (Nts): 15%, Lân dễ tiêu (P2O5): 2%, Kali (K2Oht): 10%, Lưu huỳnh (S): 8%.

– Bổ Sung các nguyên tố vi lượng : Ca, Zn, Cu, Mn, Mg…

– Sản xuất từ nguồn nguyên liệu: NH4Cl, SA, Urê, Super lân, K2SO4,…

Tác dụng:

– Cung cấp đầy đủ, cân đối chất dinh dưỡng cho cây ngô.

– Làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

– Hạn chế sự phá hoại của sâu bệnh hại cây ngô.

– Tăng khả năng chịu hạn, chịu rét và cải tạo đất.

NPK 7.8.3

 

Thành phần:

– Đạm (Nts): 7%, Lân dễ tiêu (P2O5): 8%, Kali (K2Oht): 3%, trung vi lượng và các phụ gia đặc biệt.

Tác dụng:

– Cung cấp đầy đủ, cân đối chất dinh dưỡng cho cây trồng.

– Làm tăng năng suất, chất lượng nông sản.

– Hạn chế sự phá hoại của sâu bệnh hại cây trồng.

– Tăng khả năng chịu hạn, chịu rét và cải tạo đất.

NPK-S 5.10.3-8

Thành phần: 

– Đạm tổng hợp số (NLS): 5% Lân dễ tiêu (P2O5): 10% Kali (K2O): 3% Lưu huynh (S): 8%

– Bổ Sung các nguyên tố vi lượng : Ca, Zn, Cu, Mn, Mg…

– Sản xuất từ nguồn nguyên liệu: NH4Cl, SA, Urê, Super lân, K2SO4,…

  Tác dụng:

– Tăng khả năng phát triển của cây trồng

– Tăng hiệu quả kinh tế, duy trì độ màu mỡ đất

– Tăng năng suất và chất lượng nông sản

– Hạn chế sự phá hoại của sâu, bệnh.