Tóm tắt nội dung
Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh
Cam là cây ăn quả thuộc nhóm cây có múi. Cây cam thích hợp với khí hậu nhiệt đới và Á nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp từ 23-29oC có thể trồng tốt ở điều kiện nhiệt đới, cam là cây ưa ẩm.
Cam là cây ăn quả lâu năm thời gian sinh trưởng có thể kéo dài đến 60 năm. Các loại đất có thể trồng cam là: Đất phù sa ven sông, đất bồi tụ, đất rừng mới khai phá, đất thung lũng, đất phù sa cổ có tầng dày 80-100cm, pH từ 5-7, có hàm lượng mùn cao, dễ thoát nước, mực nước ngầm dưới 1m.
Cam có thể trồng và cho trái quanh năm với kĩ thuật xử lý ra hoa trái vụ như hiện nay. Mật độ trồng đối với cây ghép trên gốc ghép gieo hạt là 300-500 cây/ha, khoảng cách cây và hàng khoảng 4x5m. Các loài cam ghép gốc ghép nhân vô tính (chiết, ghép) có thể trồng với mật độ dày hơn: 800-1200 cây/ha, với khoảng cách 3×3 hoặc 3x4m. Giống phổ biến cam Mật, cam Sành chiếm điện tích lớn, ngoài ra còn một số giống như cam Xã Đoài, cam Sông con, cam Hamlim, cam Valenia…
Nhu cầu dinh dưỡng
Cây cam có nhu cầu kali và đạm cao nhất, sau đó mới đến lân, canxi, magie và một số nguyên tố vi lượng như đồng, sắt, kẽm, bo, molipden, mangan…
Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng dinh dưỡng trong một tấn quả cam tươi là 1,7kg N, 0,5kg P2O5 , 3,2kg K 2O, 0,3kg MgO, 1,1kg CaO, 0,1kg S, 3,0g Fe, 0,8g Mn, 1,4g Zn, 0,6g Cu, 2,8g B. Kali là yếu tố cam lấy từ đất nhiều nhất, vì vậy bón kali có thể làm tăng năng suất cam 10-46%.
Kỹ thuật bón phân
Thời kỳ bón phân, cách bón:
- Bón lót: Bón toàn bộ phân hữu cơ hoặc phân Hữu cơ Vi sinh + 100% NPK-S 5.10.3-8 Sao Nông. Số phân trên trộn đều với lớp đất được đào lên, sau đó cho vào lấp đầy hố, để sau 30 ngày thì đặt bầu trồng cây, vỗ chặt, tưới đủ nước.
- Bón phân giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB): Từ 1 – 3 năm sau trồng.
– Dùng NPK 12.5.10 Sao Nông hoặc NPK 15.2.8 Sao Nông để bón.
– Hằng năm , bón 4 đợt vào các tháng 2, 5, 8, 11.
- Bón phân giai đoạn kinh doanh (KD): Từ năm thứ 4 trở đi.
– Trước ra hoa 1 tháng: Bón bằng NPK 12.5.10 Sao Nông hoặc NPK 16.16.8 Sao Nông.
Khi cây đậu quả nhỏ: Bón bằng NPK 12.5.10 Sao Nông hoặc NPK 16.16.8 Sao Nông. Phun thuốc phòng trừ nấm bệnh. Phun thuốc phòng trừ ruồi đục quả.
– Trước thu hoạch 1 tháng: Bón bằng NPK 13.13.13 + TE Sao Nông giúp tăng độ ngọt cho quả.
– Sau thu hoạch 1 tháng: Bón bằng NPK-S 5.10.3-8 Sao Nông cho cây ra lộc mới.
Chú ý: Theo dõi khả năng sinh trưởng và nhu cầu dinh dưỡng để cung cấp hợp lý dinh dưỡng cho cây.
Giới thiệu sản phẩm phân bón dùng cho cây họ cam, chanh
NPK 16.16.8+ TE
Thành phần:
– Đạm (Nts): 16%, Lân dễ tiêu (P2O5): 16%, Kali (K2Oht): 8%, trung vi lượng và các phụ gia đặc biệt.
Tác dụng:
– Cung cấp đầy đủ, cân đối chất dinh dưỡng cho cây trồng.
– Làm tăng năng suất, chất lượng nông sản.
– Hạn chế sự phá hoại của sâu bệnh hại cây trồng.
– Tăng khả năng chịu hạn, chịu rét và cải tạo đất.
4.2. NPK 13.13.13+ TE
Thành phần:
– Đạm (Nts): 13%, Lân dễ tiêu (P2O5): 13%, Kali (K2Oht): 13%, trung vi lượng và các phụ gia đặc biệt.
Tác dụng:
– Cung cấp đầy đủ, cân đối chất dinh dưỡng cho cây trồng.
– Làm tăng năng suất, chất lượng nông sản.
– Hạn chế sự phá hoại của sâu bệnh hại cây trồng.
– Tăng khả năng chịu hạn, chịu rét và cải tạo đất.
Xem thêm: